logo
Tin mới nhất
rac-thai-nhua
Rác thải bằng nhựa là mối đe dọa lớn tới môi trường hiện nay, con người tạo ra khoảng...
tai-che-phe-lieu1
Những lợi ích kinh tế và ý nghĩa môi trường từ việc tái chế phế liệu, tái...
du-an-1
- Nội dung: Thi công hố chôn lấp đất nhiễm Dioxin.- Chủ Đầu tư : Ban Quản lý Dự án.-...

Tái sinh, tái chế chất thải và phế liệu

Những lợi ích kinh tế và ý nghĩa môi trường từ việc tái chế phế liệu, tái chế rác thải đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nguồn lợi từ việc thu mua phế liệu là vô cùng lớn, trong khi đó việc tái chế lại rác thải sẽ giúp giảm thiểu áp lực về nguồn nguyên liệu sản xuất cũng như hạn chế chi phí cho việc xử lý chúng.
tai-che-phe-lieu1
Việc tái chế rác thải hiện nay đang phát triển theo 2 xu hướng khác nhau, một là sản xuất phân compost, phân bón hữu cơ từ rác thải hữu cơ, hai là tái chế các loại phế liệu nhựa, phế liệu kim loại, phế liệu giấy, phế liệu bao bì… Những lợi ích thu được từ rác tái chế đã làm nảy sinh những thách thức và cơ hội mới cho các nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ điểm sơ qua 1 số ưu và khuyết điểm tồn tại trong việc thu gom và tái chế phế liệu.

Cơ hội:

– Phát triển ngành nghề mới, tạo việc làm thêm cho người lao động

– Với lợi nhuận thu được, ngành thu mua và tái chế phế liệu đang mở ra 1 xu hướng phát triển kinh tế mới.

– Cung cấp nguồn nguyên liệu mới cho sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hao tổn tài nguyên quốc gia.

Thách thức:

Bên cạnh những lợi ích từ ngành thu gom phế liệu, một số vấn đề phát sinh cần được quan tâm và đề ra cách giải quyết như sau:

– Những giá trị kinh tế mang lại đã làm các nhà đầu tư bất chấp hậu quả và tìm cách tránh né các quy định của pháp luật trong việc thu mua phế liệu và tái chế phế liệu.

– Việc thu gom và phân loại nguyên liệu tái chế còn gặp nhiều khó khăn do ý thức phân loại rác của người sử dụng chưa cao, đồng thời chưa có các biện pháp thu gom hợp lý từ các đơn vị môi trường.

– Tuy nước ta đang khuyến khích phát triển ngành tái chế nhưng vẫn đang bị hạn chế về công nghệ tái chế rác thải, điều này ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh ô nhiễm trong quá trình tái chế.

– Các cơ sở thu mua và tái chế còn mang tính tự phát, nhỏ lẽ, gây khó khăn trong công tác kiểm soát và quản lý.

Trước những cơ hội phát triển và khó khăn còn gặp phải trong vấn đề thu gom và tái chế rác thải, chúng ta nhận thấy rằng, việc phát triển ngành công nghiệp tái chế cần nhiều hơn nữa sự đầu tư và quan tâm từ các cấp lãnh đạo và các nhà đầu tư.

Cần có những quy định cụ thể, chính sách hỗ trợ cho việc thu gom và tái chế. Các nhà đầu tư cần nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trước các quy định về thu mua phế liệu của nhà nước, áp dụng các công nghệ hạn chế phát thải gây ô nhiễm môi trường.

Cộng đồng dân cư, các khu công nghiệp, cần được trang bị kiến thức về phân loại rác thải tại nguồn để tiện lợi cho quá trình thu gom và tái chế.

Phân loại các loại rác thải có thể tái chế:

Rác thường có 3 loại là: rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ và rác thải tái chế

Rác thải hữu cơ là các chất thải từ thực phẩm thừa, rau củ quả…. Chúng được đơn vị thu gom vận chuyển đến cơ sở sản xuất phân bón để ủ thành phân bón hữu cơ.
Rác thải vô cơ: Là các chất thải trơ về mặt hóa học, không thể phân hủy và tái chế như chai lọ thủy tinh, sành sứ, gạch đá…loại rác thải này thường được xử lý bằng cách chôn lấp. Tuy nhiên, chính vì không thể tái chế hay tiêu hủy nên chúng ta cần hạn chế sử dụng các loại vật dụng này để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Rác thải tái chế: Các loại rác thải có thể tái chế bao gồm rác thải từ nhựa, giấy, bao bì, ni lông, rác thải từ kim loại như sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm… Những loại rác này sau khi qua quá trình xử lý, tái chế sẽ trở thành nguồn nguyên liệu mới cho sản xuất.
Thời gian phân hủy của một số loại rác thải bằng nhựa:

Để hiểu thêm về ý nghĩa của việc tái chế rác thải, chúng ta có thể xem qua 1 số thông tin như sau:

Chai nhựa – Polythylene Terephthalate (PET): Phải mất thời gian 450 – 1000 năm để PET có thể phân hủy hoàn toàn ngoài tự nhiên, tuy vậy mỗi năm, có tới 56 triệu tấn PET được sản xuất. Việc tái chế PET có thể giảm đến 61,7% tác hại của nó đến môi trường.
Bao bì nhựa – High Density Polyethylene (HDPE): Thời gian phân hủy của HDPE trong khoảng 10 – 100 năm, chúng không thể phân hủy sinh học mà chỉ bị tiêu hủy dưới tác dụng của ánh sáng.
Túi nhựa dày – Low Density Polyethylene (LDPE): Phân hủy từ 500 – 1000 năm dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, nếu bị chôn vùi trong lòng đất hay ủ dưới các bãi rác, chúng có thể tồn tại vô thời hạn.
Một số loại chất thải khác như vải quần áo, các loại giấy, polyme… nếu không được thu gom mà để tự tiêu hủy ngoài môi trường tự nhiên thì cũng phải mất hơn 20 năm.
Chính vì sự tồn tại dai dẳng của các loại nhựa, bao bì, giấy… trong tự nhiên, không những làm mất mỹ quan, gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước ngầm, nước mặt, chúng còn làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái động thực vật khác. Thu gom, tái chế, tái sử dụng nguồn rác này mang ý nghĩa rất to lớn.
Ngày đăng: 03/03/2020 22:38:15
DỊCH VỤ
Copyright © Demo Website – All Rights Reserved.